Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé

Join the forum, it's quick and easy

Văn học - Literature - 文学
Các bạn đang truy cập vào forum YEUVANHOCVAN.FORUMVI.COM để trao đổi và thảo luận các vấn đề văn học trong trường THPT. Hãy đăng nhập để chúng tôi biết bạn là ai nhé
Văn học - Literature - 文学
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vấn đề thất niêm, phá luật ở bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Go down

Vấn đề thất niêm, phá luật ở bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du Empty Vấn đề thất niêm, phá luật ở bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Bài gửi by Gaquay Tue Oct 11, 2011 8:15 pm

Vấn đề thất niêm, phá luật ở bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
GS.Nguyễn Khắc Phi
(Bài viết mới nhất)

Trong bài Độc Tiểu Thanh kí thất niêm hay không thất niêm? đăng trên Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 1 - 2008, ông Ngô Đức Thiện có cung cấp một dị bản Độc Tiểu Thanh kí, trong đó không hề có hiện tượng thất niêm phá luật. Bài viết này đã được giới thiệu lại trong cuốn sách HỎI - ĐÁP về các tình huống khó trong dạy và học Ngữ văn( NXBGD Việt Nam. H, 2009, tr.64-69). Dị bản do ông Thiện cung cấp chỉ khác văn bản hiện lưu hành MỘT CHỮ song có nhiều chỗ đảo lộn về TRÌNH TỰ CÂU, xin chép lại để tiện so sánh, phân tích:

2. Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

1. Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư.

5.Cổ kim hận sự thiên nan vấn

6.Phong vận kì oan ngã tự cư.

3. Chi phấn hữu phần liên tử hậu

4.Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

7. Bất tri tam bách dư niên hậu

8. Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

( Chữ số đầu câu chỉ thứ tự của câu này trong văn bản hiện hành)

Việc đưa ra một văn bản có xuất xứ bao giờ cũng có ích, "dù không có phần nào xác tín" thì ít nhất cũng làm cho thấy rõ hơn khía cạnh này hay khía cạnh khác của văn bản hiện hành. Với tinh thần đó, tôi xin nêu lên một số ý kiến về dị bản nêu trên, kết hợp bàn thêm một số vấn đề mà ông Thiện đã đề xuất.

1.Trong bài Theo chân Nguyễn Du trên đường đi sứ in ở tập 11 - Tủ sách chuyên đề Văn học và Tuổi trẻ, trên cơ sở nghiên cứu các địa danh được nhắc tới trong Bắc hành tạp lục, kết hợp với hồ sơ hành chính về chuyến đi sứ của Nguyễn Du, học giả Trương Chính đã chứng minh một cách thuyết phục rằng Nguyễn Du không hề đến Hàng Châu, và do đó tất nhiên không hề "đến thăm Tây Hồ nhìn thấy ngôi mộ hoang phế của nàng Tiểu Thanh trên núi Cô Sơn" rồi "cảm hứng xuất thần" mà viết bài thơ này như ông Thiện đã khẳng định. Bởi vậy, hai học giả Trương Chính và Lê Thước đã đặt bài thơ vào Thanh Hiên thi tập chứ không đặt vào Bắc hành tạp lục như các học giả Phan Võ và Bùi Kỉ.

2. Dù xếp bài thơ vào hai tập thơ khác nhau song cả hai nhóm tác giả trên đều đưa ra văn bản giống nhau và đó chính là văn bản hiện hành. Trừ Trương Chính là học giả tân học có uy tín, cả ba học giả còn lại đều là những nhà khoa bảng. Đưa ra phiên âm văn bản hiện hành, tất nhiên các cụ phải dựa vào nguyên bản chữ Hán; đưa ra mà không bình luận gì, chứng tỏ các cụ cho rằng chuyện thất niêm ở câu thứ 7 (Bất tri tam bách dư niên hậu) là hiện tượng bình thường. Độc Tiểu Thanh kí là sáng tạo nghệ thuật của một đại thi hào, không phải là "bài dự thi" của học trò nên không thể nói như ông Thiện: Nguyễn Du "đã từng đánh trượt bao nhiêu sĩ tử vì sai luât thơ Đường" (!) mà "chính cụ lại làm thơ thất niêm phá luật thì ăn nói làm sao với thí sinh và cả bạn văn, đồng nghiệp?"

3. Nếu Nguyễn Du không đến nơi tương truyền là mộ Tiểu Thanh ở Tây Hồ thì nhà thơ lấy cảm hứng từ đâu?

Tên bài thơ là Độc Tiểu Thanh kí nên đương nhiên là từ việc Nguyễn Du đọc Độc Tiểu Thanh kí. Song cho đến nay, ngay ở Trung Quốc cũng chưa thấy ai nói đến Tiểu Thanh kí mà chỉ nói đến Tiểu Thanh truyện. Ngày xưa, kí không tách rời truyện nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Tiểu Thanh kí chính là Tiểu Thanh truyện. Là người đã dịch Tiểu Thanh truyện trong đó có tập Phần dư, tôi thấy ý kiến đó là có cơ sở. Ngoài ra, cần thấy còn có một tài liệu khác tác động mạnh hơn nữa tới Nguyễn Du là Hồi 1 cuốn Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân. Ở đây, ứng với 8 câu đầu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là lời bình của một người mang tên Thánh Thán có nhắc nhiều đến Tiểu Thanh. Sau khi kể, bình luận về cuộc đời bất hạnh của Tiểu Thanh, nhân vật đó mới chuyển sang kể về cuộc đời của Thúy Kiều: "... Vậy nay xin nói đến một người con gái về phần tài mạo cũng chẳng kém gì Tiểu Thanh, thế mà cảnh ngộ lại còn éo le hơn nữa. Thiết tưởng người đó đủ so sánh sự tốt đẹpvới Tiểu Thanh, và cùng với Tiểu Thanh lưu danh thiên cổ vậy. Những năm Gia Tĩnh triều Minh..." (chuyễn dẫn từ Phạm Đan Quế. Truyện Kiều đối chiếu. NXB Hải Phòng, 1999, tr. 48). Như vậy, ở Kim Vân Kiều truyện, đoạn kể và bình về cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh không chỉ xuất hiện như một khúc dạo đầu (prélude) báo hiệu kiếp hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều mà còn như một "tiểu luận" nêu ra vấn đề "tài mệnh tương đố" và sự đồng cảm phổ biến của những văn nhân tiến bộ đối với những người con gái "tài mạo song toàn mà sinh chẳng gặp thời" như Tiểu Thanh và Thúy Kiều. Tiểu Thanh và Thúy Kiều, trên nhiều phương diện là những nhân vật cùng loại hình. Do đó, hiểu Tiểu Thanh thì sẽ hiểu Thúy Kiều hơn, và ngược lại. Việc đặt Độc Tiểu Thanh kí bên cạnh Truyện Kiều trong chương trình THPT là một sự bố trí đẹp. Dĩ nhiên, ngọn nguồn của mọi cảm hứng của Nguyễn Du là cuộc sống của xã hội Việt Nam nửa sau thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19, ở đó, phụ nữ là tầng lớp chịu rất nhiều nỗi bất hạnh. Không thể nói như ôngThiện, do đến thăm mộ Tiểu Thanh ở Cô Sơn mà nẩy ra "cảm hứng xuất thần" và vì cảm hứng xuất thần "nên không câu nệ thi pháp văn chương"!

4. Việc "không câu nệ thi pháp văn chương" ở Độc Tiểu Thanh kí, cũng như ở nhiều bài thơ Đường luật nổi tiếng khác, có những nguyên nhân sâu xa hơn nhiều chứ không phải do cái cớ nhất thời như vậy (cho dù việc Nguyễn Du "đến thăm mộ Tiểu Thanh" là có thật). Bản chất của hoạt động nghệ thuật là sáng tạo, cho nên, một tác gia có tài, kể cả ở thời xưa, kể cả khi sáng tác theo một thể loại có công thức nghiêm nhặt, không phải bao giờ cũng chịu gò vào những quy phạm, thể chế định sẵn. Đỗ Phủ, vị "thánh thơ", được coi là người làm thơ Đường luật hay nhất, nghiêm chỉnh nhất, cũng không ít lần viết những câu thơ thất niêm thất luật. Chúng ta hãy đọc hai câu thơ đầu trong Giang bạn độc bộ tầm hoa (Đi bộ một mình ven sông tìm hoa), bài thơ đã từng được đưa vào SGK của Việt Nam :

Hoàng Tứ nương gia hoa mãn khê
Thiên đóa vạn đóa áp chi đê.

Nếu muốn nắn lại cho đúng luật, có thể dịch:

Vườn nhà cô Tứ hoa đầy lối

Ngàn đóa muôn bông ép trĩu cành.
Đọc rất thuận tai song dịch thế là chưa lột được tinh thần của nguyên bản. Theo luật, chữ thứ 2 trong câu 2 phải có thanh bằng nhưng ở đây Đỗ Phủ vẫn hạ chữ đóa.Người ta thường nói "cành trĩu quả", rất ít nói "cành trĩu hoa". Đỗ Phủ đã điệp 2 chữ đóa có thanh trắc chính là để làm nổi bật hiện tượng cành trĩu hoa ấy. Có những bài mật độ thất niêm thất luật dày đặc. thậm chí gần như thất niêm thất luật cả bài như Trú mộng (Mộng ngày), Sầu...Chính vị thánh thơ đã tự chú thích c¾ho bài Sầu bằng mấy chữ: "Cưỡng hí vi Ngô thể" (Gượng đùa làm thơ theo Ngô thể). Thơ Ngô thể tức là Thơ ảo thể. Thơ ảo thể là "luật thi - thơ bát cú - hay tuyệt cú mà cả bài không theo luật bằng trắc thông thường;nếu một cặp câu trong đó không theo luật bằng trắc thông thường thì gọi là thơ ảo cú" (Từ nguyên.Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh, 1993, tr.674). Như vậy, Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Giang bạn độc bộ tầm hoa của Đỗ Phủ là thơ ảo cú, còn Sầu, Mộng ngày của Đỗ Phủ là thơ ảo thể. Ảo có nghĩa là đọc không thuận miệng, "không thuận miệng" là do không tuân thủ luật thơ.
5. Có thể thấy dị bản Độc Tiểu Thanh kí do ông Thiện đưa ra khó đứng vững từ một phương diện khác. Kim Thánh Thán (1608 - 1661), nhà phê bình nổi tiếng của Trung Quốc, đã phân tích trên 700 bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Với tất cả các bài thơ đó, ông đều chia thành 2 phần: phần trên ông gọi là tiền giải, phần dưới là hậu giải. Theo ông, ở tiền giải thường nặng cảnh nhẹ tình, ở hậu giải thường nặng tình nhẹ cảnh. Trong bài Từ tuyệt mệnh, ông tự xem việc đưa ra phương pháp phân tích thơ bát cú Đường luật như trên mà ông gọi là phân giải, là một trong những đóng góp lớn đối với đời. Tất nhiên , việc nhất nhất phân bố cục một bài thơ bát cú thành 2 phần là có phần cứng nhắc, song nhiều người đồng tình với nhận định của ông cho rằng yếu tố trữ tình của một bài thơ bát cú càng về cuối bài càng đậm nét, còn phần đầu chủ yếu là trình bày, miêu tả cảnh vật, sự vật, sự việc. Cần lưu ý, cái gọi là "cảnh", không chỉ là cảnh thiên nhiên mà còn là cảnh đời. Ở văn bản Độc Tiểu Thanh kí hiện hành, mạch diễn đạt, cảm xúc đi rất hợp lí từ đối tượng đến chủ thể trữ tình: 4 câu đầu chỉ nói đến Tiểu Thanh, đến câu thứ năm mới liên hệ chuyện đời xưa với chuyện đời nay (cổ®kim), rồi sau đó mới nhắc đến chuyện của mình, từ việc xưng hô bằng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất đến việc tự xưng bằng tên chữ (ngã® Tố Như), trong khi ở dị bản mà ông Thiện cung cấp, việc đề cập đến đối tượng và chủ thể đan cài nhau một cách thiếu lôgic (chẳng hạn: câu đầu xuất hiện quá đột ngột vì chưa có "đối tượng" đã có "chủ thể" điếu đối tượng, "ngã" xuất hiện rồi mà còn quay lại nói chuyện "son phấn" của Tiếu Thanh!). Bài thơ của Nguyễn Du không chỉ nói lên một cách thấm thía "lòng thương người" mà quan trọng hơn, còn qua đó để bộc bạch "nỗi thương thân". Hiện tượng thất niêm ở câu thứ 7 chính là dấu hiệu ghi lại một cách rạch ròi, thể hiện một cách sinh động bước nhảy thường thấy ở thơ trũ tình trong mạch cảm xúc của tác giả.

Thay lời kết: Khi gặp hiện tuợng thất niêm thất luật, theo chúng tôi, cần phân biệt 2 trường hợp: Đọc rất thuận tai song dịch thế là chưa lột được tinh thần của nguyên bản. Theo luật, chữ thứ 2 trong câu 2 phải có thanh bằng nhưng ở đây Đỗ Phủ vẫn hạ chữ đóa.Người ta thường nói "cành trĩu quả", rất ít nói "cành trĩu hoa". Đỗ Phủ đã điệp 2 chữ đóa có thanh trắc chính là để làm nổi bật hiện tượng cành trĩu hoa ấy. Có những bài mật độ thất niêm thất luật dày đặc. thậm chí gần như thất niêm thất luật cả bài như Trú mộng (Mộng ngày), Sầu...Chính vị thánh thơ đã tự chú thích c¾ho bài Sầu bằng mấy chữ: "Cưỡng hí vi Ngô thể" (Gượng đùa làm thơ theo Ngô thể). Thơ Ngô thể tức là Thơ ảo thể. Thơ ảo thể là "luật thi - thơ bát cú - hay tuyệt cú mà cả bài không theo luật bằng trắc thông thường;nếu một cặp câu trong đó không theo luật bằng trắc thông thường thì gọi là thơ ảo cú" (Từ nguyên.Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh, 1993, tr.674). Như vậy, Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du, Giang bạn độc bộ tầm hoa của Đỗ Phủ là thơ ảo cú, còn Sầu, Mộng ngày của Đỗ Phủ là thơ ảo thể. Ảo có nghĩa là đọc không thuận miệng, "không thuận miệng" là do không tuân thủ luật thơ.
a.Thất niêm thất luật vì không hiểu luật hoặc hiểu luật mà bất lực không tuân thủ nổi.

b.Thất niêm thất luật do chủ ý của tác giả nhằm làm nổi bật tình ý cần diễn đạt. Nếu xét theo tiêu chí thuận tai (consonance), hài hòa bằng trắc, thì mô hình công thức thơ Đường luật quả là phương án tối ưu. Tuy nhiên, trong thơ (cũng như trong âm nhạc), có khi sự nghịch tai (dissonance), sự khổ độc, sự tiếp âm chối tai (cacophonie) cũng cần thiết như sự thuận tai! Không nắm được điều đó thì không thể giải thích được lí do xuất hiện, ý nghĩa của những câu thơ thất niêm thất luật thuộc trường hợp sau và cũng không thể thấy hết vẻ đẹp cuả những câu thơ hiện đại, kiểu Tài cao phận thấp chí khí uất (Tản Đà) hay Không có kính không phải vì xe không có kính (Phạm Tiến Duật)..
Gaquay
Gaquay
Admin

Tổng số bài gửi : 34
Join date : 23/09/2011

https://hocvanvanhoc.forumvi.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết